Đại sứ quán Ấn Độ ở đâu?

đại sứ quán ấn độ ở đâu

Cập nhật thông tin quan trọng: Trụ sở của Đại sứ quán Ấn Độ ở đâu? Hiện nay Đại sứ quán Ấn Độ đặt trụ sở tại Thành phố Hà Nội của nước Việt Nam. Đồng thời Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ chịu sự quản lý của Đại sứ quán Ấn Độ tại Hồ Chí Minh là hai cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của quốc gia này.

Thông tin liên hệ Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội

  • Địa chỉ trụ sở chính: số 58-60 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tìm đường đến Đại sứ quán Ấn Độ trên bản đồ.
  • Điện thoại: 024. 3824 4989.
  • Số Fax: 024. 3824 4990.
  • Email: cons.hanoi@mea.gov.in hoặc pptvisa.hanoi@mea.gov.in (trợ lý lãnh sự).
  • Quốc vụ khanh ngoại giao Ấn Độ: ngài Kirtivardhan Singh.

Bên cạnh Đại sứ quán Ấn Độ là Trung tâm văn hóa Ấn Độ, văn phòng đặt tại số 63 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

đại sứ quán ấn độ tại hồ chí minh
Trụ sở chính của Đại sứ quán Ấn Độ.

Giờ làm việc của Đại sứ quán Ấn Độ

  • Giờ tiếp nhận hồ sơ lãnh sự buổi sáng từ 9:30 – 12:30.
  • Giờ trả kết quả buổi chiều từ: 15:30 – 16:30.
  • Ngày làm việc: Thứ 2, Thứ 3, Thứ 4, Thứ 5, Thứ 6.
  • Ngày nghỉ (Đại sứ quán Ấn Độ đóng cửa không làm việc vào các ngày Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của hai nước Việt Nam, Ấn Độ.

Văn phòng Đại sứ quán Ấn Độ là phái bộ ngoại giao chính của Cộng Hòa Ấn Độ tại thủ đô Hà Nội, đóng vai trò quan trọng duy trì quan hệ ngoại giao và văn hóa giữa hai quốc gia. Khách đến làm việc cần đặt lịch hẹn trước khi đến đây.

Có Đại sứ quán Ấn Độ tại Hồ Chí Minh không?

Trong thực tế, Cộng Hòa Ấn Độ có phái bộ ngoại giao nhỏ hơn Đại sứ quán Ấn Độ ở tại TP Hồ Chí Minh là Tổng lãnh sự quán Ấn Độ.

Lãnh sự quán Ấn Độ tập trung vào cung cấp dịch vụ cho công dân Ấn Độ tại Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam Việt Nam, xử lý nhanh các vấn đề liên quan tới pháp lý, hỗ trợ hành chính như cấp hộ chiếu. Đồng thời tạo điều kiện và tăng cường quan hệ thương mại kinh doanh, văn hóa,… giữa hai quốc gia.

Thông tin liên hệ Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại HCM:

  • Địa chỉ: 214 Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028-37442400.
  • Fax: (84+) 28 3744 2405/6110.
  • Website: cgihcmc@hcm.gov.in.

Giờ làm việc của Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Hồ Chí Minh:

Giờ mở cửa làm việc hành chính: 09:00, đóng cửa hàng ngày lúc 17:30.

  • Thời gian nộp hồ sơ vào lãnh sự, sáng từ 09:00 đến 12:00.
  • Thời gian trả kết quả: 15:30 – 16:30.

Ngày làm việc: Thứ 2, thứ 3, thứ 4, Thứ 5, Thứ 6.

Ngày nghỉ, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ sẽ đóng cửa, không làm việc vào Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ của cả hai nước.

Ngày nghỉ của Đại sứ quán Ấn Độ 2025

Ngày thángTên ngày lễ
01/01/2025, thứ 4Ngày đầu năm mới
26/01/2025, chủ nhậtNgày Cộng hòa (của Ấn Độ).
Từ 25/01/2025 – 02/02/2025 (9 ngày liên tục)Nghỉ tết cổ truyền Việt Nam
14/03/2025, thứ 6Lễ hội Holi
18/04/2025, thứ 6Thứ sáu tốt lành
30/04/2025, thứ 4Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam.
01/05/2025, thứ 5Ngày quốc tế lao động.
12/05/2025, thứ 2Đức Phật Purnima
07/06/2025, thứ 7Id-ul-Zuha (Bakrid)
06/07/2025, chủ nhậtMuharram
15/08/2025, thứ 6Ngày Độc lập Ấn Độ
16/08/2025, thứ 7Janmashtami
02/09/2025, thứ 3Ngày Quốc khách Việt Nam
02/10/2025, thứ 5Sinh nhật của Mahatma Gandhi/Dussehra
20/10/2025, thứ 2Lễ hội ánh sáng Diwali
05/11/2025, thứ tưSinh nhật của Guru Nanak
25/12/2025, thứ 5Ngày Giáng sinh.
giờ làm việc của đại sứ quán ấn độ
Các hoạt động trao đổi văn hóa giữa hai nước thường diễn ra dịp nghỉ lễ tại Đại sứ quán Ấn Độ.

Vai trò của Đại sứ quán Ấn Độ ở Việt Nam

Chức năng chính của Đại sứ quán Ấn Độ là đại diện ngoại giao cho quốc gia – nước Cộng Hòa Ấn Độ để duy trì quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, trao đổi các vấn đề ngoại giao, thúc đẩy phát triển kinh tế và quan hệ chính trị, trao đổi văn hóa, cấp thị thực xuất nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, thương mại, kinh doanh cho công dân hai bên.

Bảo hộ công dân Ấn Độ tại Việt Nam

  • Cấp hộ chiếu mới hoặc tạm thời cho công dân Ấn Độ bị mất hộ chiếu.
  • Thực hiện cứu trợ trong tình huống khẩn cấp như thiên tai, khủng bố, dịch bệnh, bị giam giữ.
  • Liên hệ người thân của công dân Ấn Độ trong các trường hợp đặc biệt như tử vong, hình sự.
  • Cung cấp dịch vụ lãnh sự: công chứng tài liệu, chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, pháp lý và thủ tục hành chính khác.

Cấp các loại visa Ấn Độ nhập cảnh

a, Visa công tác Ấn Độ.

b. Visa du lịch Ấn Độ.

c, Thị thực đoàn tụ gia đình.

1. Visa công tác, thương mại Ấn Độ

  • Cấp cho các mục đích tìm hiểu các khả năng để thành lập liên doanh công nghiệp hoặc kinh doanh hoặc mua/bán các sản phẩm công nghiệp tại Ấn Độ. Tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị, các cuộc họp kỹ thuật, họp dịch vụ kinh doanh chung hoặc tham gia triển lãm, hội chợ thương mại…
  • Cùng mục đích này người xin visa có thể đăng ký xin visa điện tử kinh doanh.

Yêu cầu bắt buộc với người xin loại thị thực này: Có chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh dự định.

2. Visa du lịch Ấn Độ

  • Cấp cho mục đích giải trí, tham quan hoặc thăm người thân và tham gia chương trình yoga ngắn hạn. Thời hạn được cấp đến 60 ngày.
  • Đồng thời với mục đích này bạn có thể đăng ký xin visa điện tử Ấn Độ.

3. Thị thực đoàn tụ gia đình

Được cấp cho vợ/chồng và con cái của công dân nước ngoài đến Ấn Độ bằng thị thực dài hạn như visa kinh doanh và nghiên cứu hoặc visa lao động.

Loại thị thực này không được cấp cho vợ/chồng hoặc con cái của người gốc Ấn Độ hoặc thành viên gia đình phụ thuộc của công dân nước ngoài đến Ấn Độ theo thị thực dài hạn và đã từng là công dân của Bangladesh, Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan, Sri Lanka hoặc công dân Việt Nam gốc Pakistan.

Yêu cầu người nộp đơn phải có:

  • Bằng chứng về tình trạng PIO.
  • Giấy chứng nhận kết hôn nếu là vợ/chồng hoặc giấy khai sinh nếu là con cái.
  • Thẻ OCI của chồng/vợ người xin visa.

4. Visa y tế Ấn Độ

Cấp cho người cần đến Ấn Độ để điều trị theo hệ thống y tế Ấn Độ. Không cấp cho người đến Ấn Độ để ủy quyền mang thai hộ. Thời hạn visa y tế ngắn hạn tối đa 60 ngày và có thể xin theo chương trình điện tử.

Yêu cầu người nộp đơn phải có xác nhận từ bệnh viện được công nhận ở Ấn Độ và có bằng chứng đủ tài chính trong thời gian điều trị y tế và lưu trú ở Ấn.

5. Thị thực nghiên cứu

Cấp cho học viên hoặc người có thư nhập học gốc từ các trường đại học hoặc học viện Ấn Độ và nêu rõ chủ đề nghiên cứu cũng như bằng chứng đủ tài chính.

6. Visa quá cảnh Ấn Độ

Cấp cho người có mục đích đến cuối cùng không phải Ấn Độ và cần phải quá cảnh tại quốc gia này. Thường hiệu lực của visa chỉ cho phép nhập cảnh 1 lần, tối đa 2 lần trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cấp. Nó chỉ cho phép người quá cảnh lưu trú tối đa 3 ngày ở Ấn Độ.

Cần có vé máy bay xác nhận chuyến hành trình tiếp theo, cũng như thị thực hợp lệ của quốc gia thứ 3.

7. Visa nhà báo

Chỉ dành cấp cho các nhà báo hoặc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đến Ấn Độ để đưa tin về các sự kiện hoặc các phóng viên nước ngoài làm việc tại Ấn Độ.

8. Visa Ayush (AY)

Được cấp cho người nước ngoài muốn đến Ấn Độ để điều trị theo hệ thống y học Ấn Độ hoặc hệ thống Ayurveda, Yoga, Naturopathy, Siddha, Unani, Homoeopathy (Ayush). Bạn cũng có thể xin loại thị thực này trực tuyến.

9. Visa lao động Ấn Độ

Visa được cấp cho các chuyên gia có trình độ /kỹ năng/chuyên môn cao muốn tới Ấn Độ làm việc. Thời hạn cấp tối đa 1 năm hoặc tạm thời theo thời hạn hợp đồng đã ký.

Visa làm việc Ấn Độ thường yêu cầu khá nhiều tài liệu như:

  • Thư bổ nhiệm gốc của công ty tuyển dụng.
  • Tiểu sử hoặc CV hoặc Sơ yếu lý lịch (trình độ và kinh nghiệm làm việc).
  • Giấy chứng nhận đăng ký công ty với cơ quan đăng ký công ty tại Ấn Độ.
  • Thư giải trình từ người sử dụng lao động về nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài…

10. Thị thực du học/sinh viên

Đây là loại visa được cấp cho các sinh viên nước ngoài đã được chấp thuận theo học các chương trình học chính quy tại tổ chức, trường,… được công nhận ở Ấn Độ.

Yêu cầu: Phải xuất trình được thư gốc xác định nhập học từ trường đại học hoặc cao đẳng hoặc tổ chức. Và bằng chứng đủ khả năng tài chính từ cha mẹ hoặc người giám hộ chi trả cho các chi phí trong thời gian sinh viên theo học tại đây.

11. Visa thực tập sinh Ấn Độ

Được cấp cho người có ý định thực tập tại các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục hoặc tổ chức phi chính phủ của Ấn Độ.

Thị thực này phải được cấp ngày sau khi người xin visa tốt nghiệp hoặc khoảng cách sau tốt nghiệp và ngày bắt đầu thực tập không quá 1 năm. Trong thời gian thực tập người này không được phép nhận việc trong hoặc ngay sau thời gian thực tập tại Ấn Độ.

12. Visa Ấn Độ online – Evisa

Được cấp cho các mục đích: Du lịch, vui chơi giải trí, thăm người thân, kinh doanh, điều trị y tế hoặc tham gia các khóa học theo hệ thống y tế Ấn Độ.

Việc đăng ký evisa Ấn Độ được thực hiện trên trang web https://indianvisaonline.gov.in/visa/tvoa.html.

Chúng tôi thường xuyên cập nhật tin tức về chính sách thị thực Ấn Độ tại chuyên mục Thị thực Ấn Độ. Mọi câu hỏi và thắc mắc bạn có thể tìm đến hỗ trợ trực tiếp số 0904 895 228 hoặc để lại câu hỏi để chuyên gia giúp bạn.

    ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

    Liên hệ