Đường bộ hành hương từ Việt Nam đi Ấn Độ của Minh Tuệ

nhập cảnh ấn độ qua cửa khẩu đường bộ

Nhà sư Minh Tuệ cùng đoàn đã sang đến Thái Lan, hành trình tiếp theo sư Minh Tuệ sẽ đi qua những quốc gia nào và cần giấy tờ gì để thông quan nhập cảnh? Hãy cùng tìm hiểu những khó khăn mà sư Minh Tuệ và các thầy phải trải qua khi đến cửa khẩu mỗi quốc gia.

1. Con đường bộ hành hương của sư Minh Tuệ

Hiện nay con đường mà đoàn hành hương của nhà sư Minh Tuệ lựa chọn từ Việt Nam đến Ấn Độ là qua Lào, Thái Lan và tiếp theo có thể qua các quốc gia Myanmar – Bangladesh rồi đến Ấn Độ.

Trong các quốc gia trên thì Lào, Thái Lan là quốc gia được miễn thị thực 30 ngày, còn Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ bắt buộc phải có thị thực hợp lệ để nhập cảnh.

Hiện tại, đoàn hành hương đã qua cửa khẩu Lào – Thái Lan và cũng được 2 thành viên cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đi theo bảo vệ trong suốt thời gian ở bên trong lãnh thổ của Thái Lan.

Tuy nhiên trường hợp của nhà sư Minh Tuệ trong việc xin visa du lịch, hành hương Myanmar bằng đường bộ quan trọng nhất là phải được sự đồng ý của chính phủ Myanmar, đồng ý cho các thành viên của đoàn đi qua vùng biên giới giao tranh, nội chiến, cũng như có giải pháp đảm bảo an toàn cho cả đoàn.

Trong trường hợp không nhận được sự chấp thuận, đoàn bộ hành cùng sư Minh Tuệ có thể sẽ phải chọn phương án đi vòng sang Trung Quốc để đến Ấn Độ.

Lộ trình lúc này sẽ là: Việt Nam – Lào – Thái Lan – Lào – Trung Quốc – Bangladesh – Ấn Độ.

Điều kiện nhập cảnh sẽ cần phải xin visa Trung Quốc, visa Bangladesh và visa Ấn Độ. Đây là con đường có thể kéo dài thời gian di chuyển hơn dự định nhiều tháng, đoàn có thể gặp không ít khó khăn do thời tiết lạnh giá ở các vùng sẽ đi qua.

Nếu chọn con đường này, phải nên tránh vùng biên giới giao tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ cực kỳ nguy hiểm.

2. Thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu đường bộ các nước

Nhập cảnh Lào cần xuất trình giấy tờ:

  1. Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng trở lên.
  2. Visa Lào hợp lệ đối với công dân các nước không được miễn thị thực.
  3. Bằng chứng rời khỏi Lào.
  4. Tờ khai hải quan Lào đã hoàn thành đầy đủ.
  5. Một số giấy tờ khác có thể được yêu cầu:
    • Bảo hiểm y tế cho toàn bộ chuyến đi (không bắt buộc).
    • Bằng lái xe và chứng nhận xe chính chủ của người nhập cảnh nếu mang xe ô tô, xe máy vào lãnh thổ Lào.
    • Bằng chứng đủ chi phí cho toàn bộ thời gian lưu trú.

Người Việt Nam được miễn thị thực Lào 30 ngày, với người nước ngoài sẽ có yêu cầu thị thực tùy theo quốc tịch.

Giấy tờ nhập cảnh Thái Lan qua cửa khẩu:

  1. Hộ chiếu quốc gia Việt Nam còn hiệu lực trên 6 tháng.
  2. Giấy phép du lịch điện tử ETA :
    • Yêu cầu bắt buộc với cả đường hàng không, đường bộ hoặc đường thủy. Người được miễn thị thực bắt buộc phải đăng ký xin ETA trước khi đến Thái Lan.
    • ETA được đăng ký qua cổng thông tin e-visa Thái Lan và được chấp thuận trong vòng 24 giờ sau khi nộp.
    • Mỗi lần nhập cảnh Thái Lan đều phải thực hiện một đăng ký ETA trước khởi hành. Miễn phí đăng ký.
  3. Thông tin lưu trú tại Thái Lan, bằng chứng rời Thái Lan và một số giấy tờ khác tùy thuộc vào thời điểm nhập cảnh.
  4. Thị thực: Người Việt Nam được miễn visa Thái Lan trong 30 ngày.

Lưu ý: Vào 17/10/2024, chính phủ Thái Lan đã gia hạn việc tạm dừng điền mẫu đơn nhập cư TM6 đối với du khách nhập cảnh xuất cảnh tại 16 cửa khẩu đường bộ và đường biển đến 30/04/2025. Đồng thời đã bỏ vĩnh viễn với đường hàng không từ 7/2022.

Thủ tục nhập cảnh Myanmar

Người Việt Nam vào Myanmar theo đường bộ bắt buộc phải có visa hợp lệ trước khi khởi hành. Thông thường nếu đến Myamar du lịch bằng đường hàng không dưới 30 ngày thì công dân Việt Nam được miễn visa. Tuy nhiên trong trường hợp thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh Myanmar qua cửa khẩu đường bộ thì yêu cầu bắt buộc phải xin visa trước khi đi từ Đại sứ quán Myanmar.

Yêu cầu bắt buộc của việc cấp visa này là phải có công văn của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Myanmar hỗ trợ. Đây là trường hợp đặc biệt rất khó xin. Thời hạn của visa du lịch dán nhãn Myanmar chỉ được cấp tối đa 30 ngày.

Xuất trình trình giấy tờ sau khi nhập cảnh Myanmar:

  1. Hộ chiếu còn từ 6 tháng sử dụng trở lên và còn trang trống.
  2. Visa du lịch Myanmar.
  3. Tờ khai hải quan đã hoàn thành theo mẫu CUSDEC-CR.
  4. Bảo hiểm Myanmar được mua trên https://www.mminsurance.gov.mm (0982 528 589).
  5. Các giấy tờ công văn được cơ quan ngoại giao Myanmar cấp trước đó.

Giấy tờ nhập cảnh cửa khẩu Trung Quốc:

  1. Hộ chiếu.
  2. Thị thực Trung Quốc hợp lệ. Đối với công dân Việt Nam hiện nay thị thực du lịch chỉ được cấp thời hạn 15 ngày và không được phép gia hạn trừ trường hợp đặc biệt.
  3. Điền tờ khai hải quan đầy đủ tại quầy kiểm soát nhập cảnh.
  4. Phiếu khai báo hành lý cho khách nhập cảnh/xuất cảnh.

Giấy tờ yêu cầu nhập cảnh Bangladesh

Người Việt Nam bắt buộc phải có thị thực để vào Bangladesh. Cần chuẩn bị trước những giấy tờ sau để làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu đường bộ:

  1. Tờ khai hải quan đã điền đầy đủ thông tin của người nhập cảnh.
  2. Thư bảo lãnh của một đơn vị Chùa, Phật giáo hoặc công văn của Bộ ngoại giao Việt Nam.
  3. Hộ chiếu quốc gia còn đủ thời hạn, hợp lệ.
  4. Visa Bangladesh còn hiệu lực.
thủ tục nhập cảnh bangladesh qua cửa khẩu đường bộ

Thủ tục nhập cảnh Ấn Độ qua cửa khẩu đường bộ

Công dân Việt Nam được yêu cầu có evisa Ấn Độ trước khi đến cho mục đích du lịch. Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ nhập cảnh sau:

  1. Hộ chiếu còn sử dụng được từ 6 tháng trở lên và ít nhất còn 2 trang trông để đóng dấu nhập, xuất cảnh.
  2. Evisa Ấn Độ đủ thời hạn.
  3. Tờ khai hải quan đã hoàn thành.

Với việc qua cửa khẩu Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, để hỏi thêm thông tin về thị thực nhập cảnh hoặc các vấn đề liên quan, bạn có thể liên hệ số hỗ trợ 0904 895 228 để có visa nhập đoàn.

Trong thực tế ở từng thời điểm, chính phủ mỗi quốc gia có thể điều chỉnh yêu cầu giấy tờ xuất nhập cảnh riêng cho cửa khẩu biên giới. Đặc biệt trong hành trình hành hương hoàn toàn bằng đường bộ từ Việt Nam đến Ấn Độ của Nhà sư Minh Tuệ phải qua các vùng lãnh thổ biên giới có giao tranh của Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ, việc cấp thị thực phải đáp ứng nhiều điều kiện.

Hiện tại có rất nhiều trường hợp các nhà sư bị tấn công tại Bangladesh, Myanmar và cả Ấn Độ. Chúng tôi mong muốn đoàn hành hương cần tìm hiểu kỹ lộ trình di chuyển nhằm đảm bảo an toàn cao nhất.

thủ tục xin visa nhập cảnh myanmar bangladesh ấn độ
Cửa khẩu đường bộ cần xin visa khi qua biên giới Bangladesh – Ấn Độ.

3. Những quốc gia không cần xin visa khi qua biên giới

Lộ trình hiện tại của đoàn hành hương từ Việt Nam sang Ấn Độ của sư Minh Tuệ bắt đầu từ Việt Nam qua Lào, rồi sang Thái Lan, tiếp đến qua Myanmar, Bangladesh và cuối cùng đến Ấn Độ hoặc trong tình huống xấu không thể bộ hành qua Myanmar đoàn có thể phải lựa chọn đường vòng đi qua Lào, Thái Lan và tiếp tục đi qua Lào, Trung Quốc, Bangladesh, rồi đến Ấn Độ.

  • Trong các quốc gia trên chỉ có Lào và Thái Lan miễn thị thực 30 ngày cho người Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông nhập cảnh với mục đích du lịch, hành hương. Nếu vượt quá thời gian trên cần phải xin visa trước khi khởi hành.
  • Các quốc gia còn lại gồm Myanmar hoặc Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ yêu cầu bắt buộc du khách đến và rời đi ở các cửa khẩu đường bộ phải có visa hợp lệ.

Việc xin visa Bangladesh, Myanmar, Trung Quốc được thực hiện trực tiếp tại Đại sứ quán, với thị thực Ấn Độ được thực hiện trực tuyến (evisa).

4. Cửa khẩu biên giới đường bộ giữa các quốc gia

Dưới đây là danh sách các cửa khẩu quốc tế đường bộ giữa các quốc gia trong hành trình hành hương nếu Sư Minh Tuệ lựa chọn đi qua.

a. Các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Lào và Thái Lan

  • Cầu Hữu nghị Lào – Thái số 1 (Vientiane – Nong Khai): Nằm ở quận Hadsayfong, thủ đô Viêng Chăn và nối với trạm kiểm soát biên giới quốc tế Nong Khai, Thái Lan.
  • Cửa khẩu Hữu nghị Lào – Thái số 2 (Savannakhet – Mukdahan): Nằm ở phía tây huyện Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannakhet, Lào. Nối với trạm quốc tế Mukdahan của Thái Lan.
  • Cầu hữu nghị Lào – Thái số 3 có tên chính thức là Saphan Mittraphap 3 (Thammouane – Nakon Phanom).
    • Nằm ở phía tây huyện Thakkek, tỉnh Khammoune, Lào và nối với trạm kiểm soát biên giới Nakhon Phanom, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan.
    • Ngoài ra cửa khẩu này cũng rất gần cửa khẩu Cha Lo – Na Phao (Việt Nam – Lào).
  • Cầu Hữu nghị Lào – Thái số 4 (Bokeo Prov – Chiang Rai Prov): Nằm ở huyện Huay Xai, tỉnh Bokeo nối với trạm kiểm soát Chiang Rai, Thái Lan.
  • Cầu hữu nghị Nam Hueang Thái Lan – Lào (Thai Li – Na Kraseng): nằm ở Ban Na Kraseng, bắc qua sông Hueang nối liền giữ Lào và Thái Lan.
  • Cửa khẩu biên giới Vang Tao – Chong Mek: Nối liền giữ cửa khẩu Vang Tao Muang Phonthong, tỉnh Champasack, Lào và cửa khẩu Chong Mek, huyện Sirindhorn, tỉnh Ubon Rathchathani, Thái Lan.

Bạn có thể tham khảo thêm các cửa khẩu khác trên https://immigration.gov.la/ của Lào.

b. Cửa khẩu biên giới đường bộ giữa Thái Lan và Myanmar

Theo tin mới nhất ngày 23/12/2024: Chính phủ Thái Lan tạm thời đóng cửa biên giới với Myanmar 01 tháng tại tỉnh Tak để ngăn chặn sự lây lan của dịch tả, đang lan rộng ở thành phố Shwe Kokko, Myanmar.

Hiện tại do tình hình nội chiến của Myanmar, có 4 cửa khẩu biên giới được Chính phủ Thái Lan và Myanmar đồng thuận mở cửa chính thức:

  • Cửa khẩu biên giới Mea Sai, Thái Lan – Tachileik, Myanmar.
  • Cửa khẩu biên giới Phu Nam Ron – Htikhee.
  • Cửa khẩu biên giới đất liền Mea Sot – Myawady.
  • Và cuối cùng là cửa khẩu biên giới đường bộ Ranong – Kawthoung.
  • Người nước ngoài có thể qua lại giữa 2 quốc gia bằng hộ chiếu và thị thực hoặc giấy phép đi lại tạm thời.

Các cửa khẩu và trạm kiểm soát đặt biệt mở cửa hạn chế có điều kiện dành cho công dân 2 nước ngay biên giới:

  1. Trạm kiểm soát biên giới Singkhon – Mawtaung:
    • Nằm tại tỉnh Prrachuap Khiri Khan giáp với thị trấn Mawtaung, huyện Myeik, vùng Taninthayi, Myanmar.
    • Đây là trạm biên giới đặc biệt và thường trực hiện giờ của 2 quốc gia dùng để giao dịch buôn bán. Và chưa bị kiểm soát
  2. Cửa khẩu Tam bảo biên giới Thái Lan – Muyanmar:
    • Đóng cửa từ 17/06/2024 và ngày 18/08/2024 đã mở lại. Hiện tại chỉ dành cho người đi bộ, chủ yếu là công dân làm việc giữa hai bên.
    • Cửa khẩu nằm tại … nối liền với thị trấn Payanthonzu, huyện Kyainseikgyi, vùng Karen, Myanmar.
đường bộ hành hương sang ấn độ của sư minh tuệ
Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới Myanmar và Thái Lan.

c. Cửa khẩu đường bộ giữa Myanmar và Bangladesh

Ngày 9/12/2024, Quân đội Arakan đã kiểm soát toàn bộ các trạm biên giới giữa Myanmar – Bangladesh.

Hiện tại các cửa khẩu đã hoàn toàn đóng cửa và có lệnh hạn chế giao thông ngay cả trên sông Naf (con sông chảy giữa Teknaf và qua Myanmar). Hy vọng trong thời gian ngắn việc hạn chế đi lại này được dỡ bỏ.

Chúng tôi sẽ cập nhập tình hình ngay khi có thông tin mới.

d. Cửa khẩu đường bộ Bangladesh – Ấn Độ

  • Cảng đất liền Benapole: Nối liền từ Benapole, Sharsha, Jessore, Bangladesh với Petrapole, Bongaon, 24-Parganas, West Bengal, Ấn Độ.
  • Cảng đất liền Burimari: Nằm tại Burimari, Patgram, Lalmonirhat, Bangladesh. Nối liền Changrabandha, Mekhaliganj, West Bengal, Ấn Độ.
  • Cửa khẩu Akhaura: Thuộc Akhaura, Brahmnbaria, Bangladesh kết nối với Ramnagar, Agartala, Tripura, Ấn Độ.
  • Cửa khẩu đất liền Bhomra: Kết nối Sadar Upazila, Satkhira, Bangladesh và Gojadanga, 24-Parganas, West Bengal, Ấn Độ.
  • Cảng đất liền Nakugaon: Nằm ở Nalitabari, Sherpur, Bangladesh và Dalu, Barangapara, Meghalaya, Ấn Độ.
  • Cảng đất liền Tamabil: nằm ở Goainghat, Sylhet, Bangladesh với biên giới của Dauki, Shillong, Meghalaya, Ấn Độ.
  • Cửa khẩu cảng đất liền Darshana: Thuộc Damurhuda, Chuadanga, Bangladesh kết nối với Gede, Krishnanagar, West Benga, Ấn Độ.
  • Cảng đất liền Belonia: Nằm tại Belonia, Feni, Bangladesh kết nối với Belonia, Tripura, Ấn Độ.
  • Cảng đất liền Gobrakhura – Karaitali: Kết nối Haluaghat, Mymensingh, Bangladesh với Gachhuapara, Tura, Meghalaya, Ấn Độ.
  • Trạm kiểm soát đất liền Ramgarh: Thuộc Ramgarh, Khagrachhari, Bangladesh nối với Sabroom, Tripura, của Ấn Độ.
  • Cảng đất liền Sonahat: Nằm tại Bhurungamari, Kurigram, Bangladesh nối với Sonahat, bhubri, Assam, Ấn Độ.
  • Cảng đất liền Tegamukh: Nằm tại Tegamukh, Barkal, Rangamati, Bangladesh kết nối trực tiếp với Demagri, Mizoram, Ấn Độ.
  • Trạm kiểm soát đất liền Chilahati: Thuộc Chilahati, Domar, Nilphamari, Bangladesh và được kết nối với Holdibari, Cooch Behar, West Bengal, Ấn Độ.
  • Cảng đất liền Daulatganj: Ở Daulatganj, Jibon Nagar, Chuadanga, Bangladesh, nối với Mazdia, Nadia, West Bengal, Ấn Độ.
  • Cảng đất liền Dhanua Kamalpur: ở Bokshigonj, Jamalpur, Bangladesh trực tiếp nối với Mohendragonj, Ampoti, Meghalaya, Ấn Độ.
  • Trạm kiểm soát đất liền Sheola: nằm tại Sheola, Bianibazar, Sylhet, Bangladesh và nối với Sutarkandi, Karimganj, Assam, Ấn Độ.
  • Cảng đất liền Ball: Nằm ở Balla, Chunarughat, Hobiganj, Bangladesh, nối với Paharmura, Khoai, Tripura, Ấn Độ.

Tham khảo chi tiết thông tin các cảng đất liền giữa Bangladesh – Ấn Độ trên https://bsbk.portal.gov.bd/…

5. Xin visa nhập cảnh Myanmar, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ

Để được tư vấn mọi thông tin trên hành trình hành hương cùng thầy Minh Tuệ qua các quốc gia được nhanh chóng, bạn có thể liên hệ hỗ trợ:

  • Số zalo/whatsapp (24/7): 0917 163 993 – 0904 895 228.
  • Email: visa@greencanal.com.
  • Tel: 028 3824 8838 – 024 3724 5292.
  • Trụ sở chính VisaQ tại Hà Nội: 142 Đội Cấn, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh: 168 Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Với 20 năm kinh nghiệm hỗ trợ các đoàn khách du lịch, hành hương công tác đi Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar,… VISAQ sẵn sàng giải đáp thắc mắc và đưa ra phương án xử lý thị thực nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tế của đoàn và đảm bảo thời gian ra visa khẩn cấp, chỉ trong 24 giờ có visa nhập cảnh Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc.

6. Những nơi linh thiêng nhất của Phật Giáo tại Ấn Độ

Đó chính là: Lumbini, Bodh Gaya, Sarnath và Kushinagar.

Lumbini – Nơi sinh của Đức Phật

Lumbini nằm tại vùng núi Nam Nepal ngay biên giới Ấn Độ, đây là địa điểm hành hương quan trọng nhất thế giới của Phật Giáo. Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1997.

Đức phật được Hoàng hậu Maya Devi sinh ra năm 623 TCN. Phần lớn tuổi thơ của Đức Phật sinh sống tại Lumbini cùng Hoàng Hậu và Đại đế Ashoka vô cùng hạnh phúc.

Bodh Gaya – Bồ Đề Đạo Tràng

Bodh Gaya nằm tại quận Gaya, thuộc tiểu bang Biha của Ấn Độ. Còn tên gọi khác là Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật thiền định 49 ngày dưới gốc cây bồ đề, từ đó giác ngộ ra giáo lý của Phật giáo.

Vào năm 259 TCN, Đại đế Ashoka đã đến Bodh Gaya xây dựng ngôi đền tráng lệ Mahabodhi gần cây Bồ Đề. Nơi đây là một trong bốn địa điểm linh thiêng và quan trọng nhất của Phật giáo. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng Bodh Gaya vẫn tồn tại tráng lệ đến ngày nay.

Sarnath – Nơi giảng dạy đầu tiên

Sarnath thuộc ở phí đông bắc Varanasi thuộc Uttar Pradesh, Ấn Độ. Đây là nơi Đức phật thuyết pháp lần đầu tiên cho năm nhà sư và ngày giảng về Pháp.

Kushinagar – Nơi Đức phật qua đời

Kushinagar nằm ở quận Kushinagar, tiểu bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Là nơi Đức Phật chọn làm nơi nhập Niết Bàn (an nghỉ) vào lúc 80 tuổi.

Ngoài ra còn rất nhiều địa điểm nổi tiếng khác trên quê hương Đức Phật mà du khách, phật tử khắp nơi trên thế giới có thể thăm viếng.

    ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

    Liên hệ