Những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự

những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự

Đa phần tài liệu, giấy tờ được cấp ở một quốc gia muốn sử dụng được ở Quốc gia thứ 2 thì cần phải hợp pháp hóa lãnh sự (trừ giấy tờ, tài liệu được miễn theo quy định của Quốc gia đó). Những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự:

  1. Hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.
  2. Giấy tờ hoàn thiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài.
  3. Hoàn thiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
  4. Người nước ngoài xin nhận con nuôi tại Việt Nam.
  5. Người nước ngoài xin nhập tịch, hoặc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam.
  6. Hoặc Người Việt Nam muốn xin làm việc tại ngước ngoài.
  7. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
  8. Xin định cư, nhập tịch tại nước ngoài.
  9. Các bằng cấp, chứng chỉ muốn sử dụng được tại nước thứ 2.
  10. Lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…

Giấy tờ không cần hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam

Dựa theo Điều 9, Điều 10 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định:

Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự

  • Các giấy tờ, tài liệu được miễn theo công ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài có liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc ký kết giữa 2 nước có đi có lại.
  • Tài liệu, giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
  • Là tài liệu, giấy tờ được chuyển giao trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơ quan Ngoại giao của Việt Nam và nước ngoài liên quan.
  • Giấy tờ, tài liệu nơi cơ quan tiếp nhận hồ sơ của Việt Nam hoặc cơ quan Nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật của nước đó.

Tài liệu, giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự

  • Giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa mà không được đính chính theo quy định pháp luật.
  • Tài liệu, giấy tờ giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định.
  • Giấy tờ có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
  • Tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chi tiết mâu thuẫn nhau.
  • Hoặc giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích quốc gia Việt Nam.

Quy trình những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự sử dụng ở nước ngoài

Bước 1: Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

  1. Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu.
  2. 01 bản sao giấy tờ tài liệu cần hợp pháp hóa.
  3. Giấy tờ, tài liệu cần hợp pháp hóa đã được chứng nhận lãnh sự. (Xem hướng dẫn chứng nhận lãnh sự tại đây).
  4. 01 bản dịch và 01 bản sao của bản dịch giấy tờ cần hợp pháp hóa.
  5. Bản sao giấy tờ tùy thân: Hộ chiếu hoặc căn cước công dân.
  6. Bản gốc và bản sao giấy tờ liên quan nếu cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự.

Chú ý:

  • Bản chứng nhận lãnh sự có thể là bản dịch, bản sao nhưng ngôn ngữ trên bản đó phải là tiếng Anh hoặc ngôn ngữ mà cán bộ nhận Hồ sơ của Đại sứ quán/Lãnh sự quán có thể đọc hiểu.
  • Nếu giấy tờ có từ 2 trang trở lên phải có dấu giáp lai.

Bước 2. Nơi làm Hợp pháp hóa lãnh sự

Sau khi giấy tờ đã được chứng nhận lãnh sự bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Bạn mang các giấy tờ này cùng với hồ sơ yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Quốc gia mà giấy tờ này sử dụng, để được hợp pháp hóa lãnh sự.

Cơ quan đại diện của nước ngoài có thể là:

  • Bộ phận Lãnh sự của Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc Tổng lãnh sự quán đặt tại Việt Nam.
  • Hoặc cơ quan Bộ ngoại giao ở quốc gia mà giấy tờ này sử dụng.

Chứng nhận lãnh sự giấy tờ được thực hiện tại Cơ quan:

  • Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam: Địa chỉ tại số 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hoặc Sở ngoại vụ các tỉnh, thành phố.
  • Hoặc với các bạn đang ở nước ngoài có thể đem chứng nhận lãnh sự tại Bộ phận Lãnh sự đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại. Địa chỉ tại số 6 đường Alexandre De Rhodes, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Chuẩn bị hồ sơ xin chứng nhận lãnh sự gồm:

  1. Tờ khai xin chứng nhận/ hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định.
  2. 01 bộ bản sao các giấy tờ cần chứng nhận lãnh sự.
  3. Bản gốc và bản sao công chứng giấy tờ cần chứng nhận lãnh sự.
  4. 01 bản sao căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự 2022

Quy trình những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự sử dụng ở Việt Nam

Đối với giấy tờ nước ngoài cũng cần thực hiện chứng nhận lãnh sự trước và hợp pháp hóa lãnh sự sau. Hồ sơ cần chuẩn bị như hướng dẫn trên.

  • Bước 1. Thực hiện chứng nhận lãnh sự tại Đại sứ quán hoặc cơ quan ngoại giao của nước cấp giấy tờ.
  • Bước 2. Thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam hoặc Sở ngoại vụ các tỉnh, thành phố.

Chú ý: giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần được dịch sang tiếng Việt và công chứng viên trước khi tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự ở Bộ ngoại giao để sử dụng tại Việt Nam. Nếu các giấy tờ đó đã là tiếng Việt thì không cần bước dịch thuật này nữa.

Thông tin về Hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam

Theo Điều 2 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP “Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam”.

Chú ý:

  • Cơ quan có thẩm quyền trong định nghĩa trên được hiểu là: Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự quán được ủy quyền của Việt Nam Tại nước ngoài.
  • Hợp pháp hóa lãnh sự sẽ giúp văn bản có giá trị về mặt pháp lý để được sử dụng tại nước khác ngoài quốc gia cấp giấy tờ đó.
  • Bước hợp pháp hóa lãnh sự này giúp bảo về quyền lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam hoặc người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Ở Việt Nam các cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự là:

  • Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.
  • Một số cơ quan ngoại vụ tỉnh thành được một trong hai cơ quan trên ủy quyền thực hiện tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng nhận lãnh sự. Thực tế là tiếp nhận và chuyển hồ sơ ra Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ xử lý.
  • Hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền nước ngoài tại Việt Nam như: Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc Tổng Lãnh sự quán của nước ngoài ở Việt Nam.

Thời gian thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự xem tại đây.

Để được giải đáp và trợ giúp làm hợp pháp hóa lãnh sự nhanh chóng, với chi phí rẻ nhất hãy liên hệ ngay với:

Bộ phận hỗ trợ những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự

  • Hotline: 0982 528 589 (Tel/Zalo/Whatsapp) – 0904 895 228.
  • Tel: 024 3724 5292 – 028 3824 8838.
  • Email: visa@greencanal.com.
  • Trụ sở chính: Số 142 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Văn phòng Hồ Chí Minh: 168 Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

VISAQ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn thông tin về thủ tục và giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự trong cả ngày nghỉ, thậm chí lễ tết. Ngoài ra chúng tôi còn có nhân viên hỗ trợ làm gấp hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự giấy tờ của Việt Nam và nước ngoài. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giá ưu đãi nhất với thời gian có thể lấy nhanh từ 1- 4 ngày.

Tại sao cần phải hợp pháp hóa tài liệu giấy tờ?

Để làm cho các tài liệu được công nhận sử dụng ở một quốc gia khác, bạn cần phải làm hợp pháp hóa. Để hợp pháp hóa một giấy tờ, bạn cần được cơ quan Bộ ngoại giao của nước cấp tài liệu đóng dấu chứng nhận lãnh sự và chữ ký. Sau đó mới có thể hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan ngoại giao của nước sử dụng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có thỏa thuận cho việc này, bao gồm giấy tờ được miễn.

Có thể hợp pháp hóa giấy tờ ở đâu tại Việt Nam?

Tùy theo giấy tờ Việt Nam hay nước ngoài cấp mà bạn thực hiện chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan Bộ ngoại giao của nước cấp giấy tờ đó. Các cơ quan có thể là: Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao, Sở ngoại vụ các tỉnh thành phố và Lãnh sự quán/Đại sứ quán các nước.

Giấy tờ không có ký, đóng dấu được hợp pháp hóa lãnh sự không?

Không. Những giấy tờ, văn bản có đủ chữ ký và đóng dấu của Cơ quan cấp thì mới đủ điều kiện hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự.

    ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

    Liên hệ