Thủ tục chuyển đổi evisa sang visa lao động (LĐ)

làm thủ tục chuyển đổi evisa sang visa lao động ở đâu

Chỉ có những trường hợp đặc biệt đáp ứng yêu cầu theo quy định có doanh nghiệp/tổ chức bảo lãnh thì người nước ngoài mới có thể chuyển đổi evisa sang visa lao động (LĐ). Nhà tuyển dụng phải tuân thủ các yêu cầu trong quy trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài và cung cấp các tài liệu nhất định để chuyển đổi thị thực liên quan.

Điều kiện được chuyển đổi sang visa lao động

Mục 4, Điều 7 Luật số 51/2019/QH14 ngày 25/11/2019 có sửa đổi bổ sung của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã cho biết trường hợp có thể chuyển đổi evisa sang visa lao động:

Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Người nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam có thể được xem xét chuyển đổi evisa sang visa lao động nếu:

  • Có evisa và giấy phép lao động hoặc có evisa và giấy miễn giấy phép lao động Việt Nam.
  • Được doanh nghiệp bảo lãnh xin evisa và giấy phép lao động trước đó tiếp tục chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển đổi evisa sang visa lao động cho người nước ngoài.

Doanh nghiệp cử nhân viên đại diện tới nộp hồ sơ tại Cơ quan chức năng phải có giấy giới thiệu có dấu xác nhận và căn cước công dân.

Thủ tục chuyển đổi evisa sang visa lao động (LĐ)

Sau khi điều kiện chuyển đổi đáp ứng thì bước đầu doanh nghiệp, tổ chức phải biên soạn các giấy tờ bắt buộc liên quan cùng với đơn.

Bước 1: Giấy tờ đề nghị chuyển đổi thị thực

  1. Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú mẫu NA5 (theo thông tư 22/2023/TTT-BCA).
  2. Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có đủ trang trống để dán thị thực lao động.
  3. Một ảnh thẻ nền trắng, nhìn thẳng mặt, không đội mũ, không đeo kính, kích thước 4x6cm.
  4. Evisa Việt Nam còn hạn.
  5. Chứng nhận tạm trú có xác nhận của cơ quan công an địa phương.
  6. Giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận miễn giấy phép đã được cấp cho người nước ngoài.
  7. Hồ sơ của doanh nghiệp/tổ chức bảo lãnh:
    • Chấp thuận sử dụng lao động người nước ngoài do Cục việc làm cấp.
    • Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Mẫu NA16 và giấy ủy quyền của người đại diện.

Văn bản và biểu mẫu là bản gốc đã hoàn thành đầy đủ, các giấy tờ như đăng ký kinh doanh có bản gốc và bản sao công chứng. Bản gốc để đối chiếu và được trả lại khi nộp hồ sơ trực tiếp. Giấy tờ của người nước ngoài cấp bởi cơ quan chức năng ngoại quốc phải chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin chuyển đổi thị thực

Cách nộp hồ sơ trực tiếp:

Doanh nghiệp bảo lãnh cần phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tỉnh hoặc thành phố sở tại. Trường hợp đặc biệt có thể được yêu cầu nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an ở Hà Nội/Hồ Chí Minh.

chuyển đổi evisa sang visa lao động ở đâu

Nộp trực tuyến trên dịch vụ công:

Doanh nghiệp có thể chọn cách nộp hồ sơ online qua dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an. Đăng nhập website hệ thống dịch vụ công bằng tài khoản điện tử và sử dụng chữ ký số xác thực. Sau đó gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng qua đường bưu điện.

Với yêu cầu hiện nay, doanh nghiệp thường lựa chọn đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh, thành phố sở tại.

nộp hồ sơ chuyển đổi evisa sang visa lao động trên dịch vụ công

Bước 3: Nộp lệ phí visa lao động (LĐ) mới

  • 135$/visa: Hiệu lực từ 180 ngày (6 tháng) đến 01 năm, nhập cảnh nhiều lần.
  • 145$/visa: Hiệu lực từ 1-2 năm, nhập cảnh nhiều lần.

Đóng phí bằng tiền mặt cho cán bộ thu phí và nhận biên lai thu tiền.

Bước 4: Nhận kết quả xử lý

5 ngày làm việc là thời gian quy định. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh/thành phố sẽ thông báo cho doanh nghiệp.

Nếu được cấp visa lao động, doanh nghiệp đến nhận kết quả visa lao động có ký hiệu LĐ1 hoặc LĐ2, tùy theo hồ sơ đáp ứng của người nước ngoài.

Bị từ chối chuyển đổi, doanh nghiệp và người nước ngoài sẽ nhận lại hộ chiếu gốc.

Thị thực lao động cấp lần đầu có thời hạn 1 năm, nhập cảnh nhiều lần.

Chuyển đổi evisa sang visa lao động (LĐ) có khó không?

Có. Thông thường người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bằng evisa đều không được phép chuyển đổi sang loại thị thực khác kể cả có doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh. Người đó cần xuất cảnh trước khi evisa hết hạn, sau đó quay lại Việt Nam bằng visa mới.

Những trường hợp đặc biệt, dù đáp ứng đủ điều kiện cũng không đảm bảo chắc chắn người nước ngoài được chuyển đổi thị thực thành công. Do đó việc chuyển đổi evisa sang thị thực lao động (LĐ) được xem là khó hơn bao giờ hết.

Tham khảo hướng dẫn chuyển đổi visa du lịch sang làm việc để có thêm thông tin.

chuyển đổi e visa sang visa lao động lđ
Visa lao động có thời hạn 1 năm cho người nước ngoài được lưu trú với mục đích làm việc tại Việt Nam.

Hỗ trợ chuyển đổi visa lao động Việt Nam

Với hơn 20 năm hỗ trợ người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và chuyển đổi sang thị thực lao động bằng phương án tốt nhất để làm việc. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn mọi thông tin cần biết, đặc biệt nếu bạn cần giúp toàn bộ quy trình thủ tục chuyển đổi thị thực.

  • Hotline: 0917 163 993 – 0904 895 228.
  • Email: visa@greencanal.com.
  • Điện thoại văn phòng: 024 3724 5292 – 028 3824 8838.

Giấy phép lao động và visa lao động là cần thiết để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam. Việc không tuân thủ quy định, thiếu sót giấy phép lao động hoặc giấy phép cư trú sẽ dẫn đến các hình phạt và khoản phạt hành chính không nhỏ với doanh nghiệp và người nước ngoài.

    ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

    Liên hệ