Để người nước ngoài vào Việt Nam làm việc hợp pháp. Doanh nghiệp/tổ chức là chủ lao động của người đó phải tiến hành xin đủ các loại giấy phép nhập cảnh theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam cho người lao động nước ngoài đó.
- Trường hợp người nước ngoài có miễn thị thực, thẻ tạm trú, visa Việt Nam còn hạn sẽ được tiếp tục sử dụng để nhập cảnh Việt Nam mà không cần doanh nghiệp làm thủ tục bảo lãnh.
- Các trường hợp còn lại, người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam làm việc, doanh nghiệp chủ lao động cần đăng ký nhân sự nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền. Sau đó xin công văn nhập cảnh (LĐ hoặc LV), xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Thủ tục mời người nước ngoài vào Việt Nam làm việc 2024
Doanh nghiệp tổ chức mời, bảo lãnh cần thực hiện xin các loại giấy phép nhập cảnh được yêu cầu sau:
- Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Xin được Công văn chấp thuận lao động.
- Xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công – Bộ Công an.
- Tiến hành xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Cục việc làm – Bộ lao động thương binh và xã hội. (Trường hợp người nước ngoài có kế hoạch làm việc trên 3 tháng tại doanh nghiệp).
Quy trình mời lao động nước ngoài vào làm việc
Do người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ảnh hưởng tới nguồn cung lao động trong nước. Nên Sở Lao Động Thương Binh và xã hội phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc doanh nghiệp có sự giám sát, kiểm tra và phê duyệt nhân sự chặt chẽ. Được sự đồng ý của các cấp, ban, ngành mới ra công văn và các loại giấy phép.
1. Hồ sơ xin công văn chấp thuận lao động người nước ngoài 2024
- Công văn đề nghị nhập cảnh cho lao động người nước ngoài (theo mẫu quy định).
- Công văn giải trình nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài:
- Mẫu số 01 đối với doanh nghiệp giải trình lần đầu.
- Hoặc mẫu số 02 đối với doanh nghiệp giải trình thay đổi nhu cầu (có danh sách trính ngang lao động người nước ngoài).
- Văn bản xác nhận là: Nhà đầu tư, nhà quản lý, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật,… được dịch thuật và công chứng theo quy định.
- Các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao).
- Các giấy tờ để chứng minh doanh nghiệp có nhu cầu cấp thiết bảo lãnh lao động người nước ngoài sang làm việc: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng nhập máy móc, thiết bị,… hoặc văn bản của người sang hỗ trợ kỹ thuật của công ty chính tại nước ngoài,…
- Giấy giới thiệu và giấy tờ tùy thân của người đại diện công ty đến làm thủ tục (nếu cần nộp trực tiếp).
2. Thủ tục xin công văn chấp thuận lao động
- Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc.
- Nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, sẽ nộp hồ sơ tại Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh/thành phố.
- Nếu là tổ chức hoặc các hiệp hội quốc tế tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Cục Việc làm – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Có thể nộp trực tiếp hoặc online trên trang dịch vụ công, tùy vào yêu cầu thực tế tại từng tỉnh, thành phố.
- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp rà soát điều kiện của lao động người nước ngoài.
- Bước 3: Đủ điều kiện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình danh sách lao động nước ngoài nhập cảnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố).
- Bước 4: Trả kết quả cho doanh nghiệp.
- Nếu được phê duyệt sẽ nhận Công văn chấp thuận sử dụng lao động người nước ngoài.
- Thời gian xử lý hiện nay khoảng 15 ngày làm việc. Tuy nhiên doanh nghiệp/tổ chức cần nộp đơn trước ít nhất 30 ngày.
Sau đó doanh nghiệp tiến hành hoàn tất thủ tục xin Công văn nhập cảnh cho lao động nước ngoài.
3. Thu thập hồ sơ xin công văn nhập cảnh
Trước khi làm Công văn nhập cảnh, doanh nghiệp/tổ chức cần đăng ký xin cấp tài khoản điện tử và Usb chữ ký số trực tuyến của Bộ Công an.
- Truy cấp https://dichvucong.gov.vn hoặc https://dichvucong.bocongan.gov.vn.
- Lựa chọn “Thủ tục hành chính” và “Đăng ký tài khoản điện tử”.
- Điền các thông tin yêu cầu và tải các mẫu đơn NA19, NA16 (đã ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp) cùng bản sao công chứng đăng ký kinh doanh.
- Hoàn tất và đăng ký.
- Usb chữ ký số – “Chứng thư số doanh nghiệp” sẽ được cấp sau 4-5 ngày làm việc.
Có Usb chữ ký số, doanh nghiệp cần thu thập giấy tờ xin công văn nhập cảnh:
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp, theo mẫu NA16 (bản gốc).
- Cam kết nhập cảnh cho lao động người nước ngoài, nếu có quốc tịch đặc biệt.
- Thư mời, thư bảo lãnh cho lao động người nước ngoài.
- Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh hoặc giấy thành lập doanh nghiệp bảo lãnh.
- Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 13 tháng và còn nhiều hơn 2 trang trống.
- Ảnh chân dung nền trắng của người nước ngoài chụp trong vòng 6 tháng gần đây.
- Booking đặt vé máy bay.
- Đặt khách sạn hoặc địa chỉ nơi ở của lao động người nước ngoài sau khi đến Việt Nam.
- Hợp đồng lao động với doanh nghiệp tổ chức Việt Nam.
- Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động (nếu có).
Scan tất cả các tài liệu lưu dưới dạng file pdf, jpg với dung lượng không vượt quá 2Mb.
4. Nộp hồ sơ xin Công văn nhâp cảnh cho lao động nguời nước ngoài trực tuyến
- Đăng nhập trang web: https://dichvucong.bocongan.gov.vn.
- Đăng nhập tài khoản bằng Usb chữ ký số.
- Lựa chọn “nộp hồ sơ trực tuyến”, mục lĩnh vực chọn “Quản lý xuất nhập cảnh” và tìm kiếm chọn “xét duyệt nhân sự nước ngoài”.
- Đơn NA2 xuất hiện, cần hoàn thành đầy đủ chính xác yêu cầu của đơn.
- Tải các file dữ liệu đã chuẩn bị và ấn ký số hồ sơ, tiếp nộp đơn.
- Trong 24 giờ, email của doanh nghiệp đã khai trong đơn sẽ nhận được thông báo thanh toán phí xét duyệt nhân sự.
- Làm theo hướng dẫn, thanh toán thành công. Quá trình đăng ký xin công văn nhập cảnh đã hoàn thành.
5. Nhận kết quả công văn nhập cảnh
- Thời gian xét duyệt: 5 – 7 ngày làm việc từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ. Không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, tết.
- Nếu hồ sơ được phê duyệt, doanh nghiệp bảo lãnh sẽ nhận được Công văn nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.
Chú ý: Thời gian xét duyệt cấp công văn nhập cảnh có thể lâu hơn so với quy định.
Đến đây thì chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn thủ tục mời người nước ngoài vào Việt Nam làm việc 2024.
Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc lâu
Với người nước ngoài cần làm việc trong doanh nghiệp từ 3 tháng trở lên, giấy phép lao động là bắt buộc. Doanh nghiệp hoặc tổ chức được sử dụng lao động nước ngoài cần phải tiến hành xin giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để người nước ngoài được làm việc hợp pháp lâu dài ở Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện thủ tục mời người nước ngoài vào Việt Nam làm việc và xin cấp các loại giấy phép nhập cảnh, giấy phép lao động, nếu có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy liên hệ tới:
Bộ phận hỗ trợ thủ tục mời người nước ngoài vào Việt Nam làm việc
- Cung cấp các thông mới nhất về thủ tục, hồ sơ và các yêu cầu kiểm tra nhân sự, phê duyệt cho người nước ngoài nhập cảnh của các cấp ban, ngành (Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Cục việc làm, Cục Quản lý xuất nhập cảnh).
- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp mời, bảo lãnh người nước ngoài chuẩn bị hồ sơ chính xác để đạt tỷ lệ phê duyệt công văn cao nhất.
Mọi thông tin xin liên hệ:
- Hotline/zalo (24/7): 0917 163 993 – 0904 895 228.
- Tel: 024 3724 5292 – 028 3824 8838.
- Email: visa@greencanal.com
VISAQ chúng tôi cung cấp trọn gói các dịch vụ làm công văn nhập cảnh, giấy phép lao động cho người nước ngoài, thẻ tạm trú, gia hạn giấy phép lao động, gia hạn tạm trú, thị thực…rút ngắn thời gian từ bình thường đến khẩn gấp với chi phí rẻ nhất, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Đặc biệt chúng tôi có xuất hóa đơn VAT cho các doanh nghiệp. Sẵn sàng tư vấn hỗ trợ 24/7 kể cả ngày nghỉ và lễ, tết.